1. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Industry 4.0 hay 4IR) đã làm ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tài chính. Cuộc cách mạng công nghiệp này tập trung vào các yếu tố như Internet vạn vật (IOT), Trí tuệ nhân tạo (AI), Chuỗi khối (Blockchain), In 3D (Printing 3D), Robot và Dữ liệu lớn (Big Data).
Công nghiệp 4.0 có tầm ảnh hưởng lớn khiến cho con người thay đổi những thói quen đầu tư của mình. Đồng thời, nó cũng tạo ra những kênh đầu tư mới.
2. Kênh đầu tư tài chính thời 4.0
Kênh đầu tư tài chính 4.0 là những kênh đầu tư liên quan đến sản phẩm được tạo ra và hoạt động dựa trên cơ sở công nghệ 4.0.
3. Hình thức đầu tư tài chính thời 4.0
Hiện nay có nhiều kênh đầu tư để giúp bạn phát triển tài chính, bao gồm:
- Chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu): Hình thức này bạn sẽ dùng tiền của mình để mua cổ phiếu tại các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc trái phiếu của các doanh nghiệp được các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính phân phối lại.
- Vàng: Đây là một trong những kim loại quý hiếm và giá trị luôn giữ nguyên qua nhiều thời kỳ. Nếu bạn đang tìm một kênh đầu tư tài chính an toàn thì mua vàng là phù hợp nhất.
- Bất động sản: Hiện nay bất động sản không chỉ dừng lại ở việc mua nhà, mua đất mà còn là đầu tư vào xây căn hộ, chung cư hay cho thuê nhà. Kênh đầu tư cho thuê bất động sản, thuê mặt bằng cũng rất tiềm năng.
- Tiền điện tử: Tiền điện tử hay còn gọi là tiền ảo và hiện nay trong thị trường tài chính, khái niệm này đang rất nổi bật. Tiền ảo sẽ ít phải chịu tác động của thị trường tài chính và nó có tính thanh khoản nhanh.
- Đầu tư ngoại tệ: Bạn có thể mua tiền của nước khác, sau đó bán lại để nhận chênh lệch tại thời điểm mua và bán.
- Gửi tiết kiệm: Hình thức này sẽ giúp bạn thu lại lợi nhuận thông qua chênh lệch lãi suất. Hiện tại có rất nhiều gói gửi tiết kiệm khác nhau nên bạn sẽ dễ dàng chọn được hình thức phù hợp nhất.
4. Rủi ro đầu tư tài chính thời 4.0
Đầu tư tài chính tuy mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng có nhiều rủi ro. Tùy vào mỗi kênh đầu tư sẽ có mức độ rủi ro khác nhau nên bạn cần chú ý. Sau đây là một số rủi ro thường gặp khi bạn đầu tư vào tài chính 4.0:
- Rủi ro vĩ mô: Các rủi ro tài chính này bao gồm rủi ro về lãi suất, lạm phát, chính trị xã hội, tiền tệ,… Tất cả các yếu tố này sẽ tác động đến tài chính và sẽ khiến các nhà đầu tư gặp rủi ro không ít.
- Rủi ro bộ phận: Đây là những rủi ro đến từ một bộ phận hay một lĩnh vực nào đó của doanh nghiệp. Ví dụ như rủi ro tài chính, truyền thông, tín dụng, đối thủ cạnh tranh,..
5. Mục tiêu của đầu tư tài chính thời 4.0
Mục đích chính của việc đầu tư tài chính là khiến tiền đẻ ra tiền. Đây là cách duy nhất để bạn dùng số tiền của mình để sinh thêm một khoản tiền lớn hơn.
Tiền nhiều sẽ giúp cho bản thân, gia đình của bạn có cuộc sống tốt và đầy đủ hơn. Với những doanh nhân thành đạt hay các nhà đầu tư trong và ngoài nước không một ai là không có các khoản đầu tư bên ngoài.
6. Một số kinh nghiệm trong đầu tư tài chính cá nhân thời 4.0
Khi kinh doanh hay đầu tư, bạn phải thực chiến để rút được những kinh nghiệm cho riêng mình. Vì mỗi kênh đầu tư, ngành nghề đều có những đặc thù riêng cũng như có những lợi thế và rủi ro khác biệt. Sau đây là những lời khuyên từ những nhà doanh nhân thành công mà bạn có thể tham khảo.
Lời khuyên về cổ phiếu từ tỷ phú Warren Buffett:
- Đầu tư cổ phiếu không phải dành cho tất cả mọi người.
- Bạn cần phải đa dạng hóa các danh mục theo thời gian.
- Đừng cố gắng dự báo thị trường và bạn cần kiên nhẫn cũng như tư duy dài hạn.
- Trên thị trường hiện tại, cổ phiếu luôn tốt hơn trái phiếu.
Lời khuyên từ cố lãnh đạo huyền thoại của Apple – Steve Job:
- Luôn học hỏi từ người khác và không để mất số tiền vay mượn.
- Thất bại là cơ hội tốt để bạn trau dồi kinh nghiệm.
- Điều quan trọng là sự tập trung, kiên trì, nhìn vào mặt tích cực và đẩy bản thân tiến về mục tiêu phía trước.
Trên đây là kiến thức cơ bản về đầu tư tài chính cá nhân trong thời đại 4.0 mà bạn có thể áp dụng cho mình. Đầu tư không phải đơn giản là mua vào và bán ra mà bạn phải chọn lọc cũng như tính toán kỹ lưỡng để hạn chế thấp nhất những trường hợp rủi ro xảy ra.
Ketoanstartup.com